Trường kỷ là gì? Cách phân loại, phân biệt Trường kỷ, Phương kỷ, Đoản kỷ
Trong văn hóa người Việt Nam từ xa xưa trong mỗi gia đình đều có bộ bàn ghế để ngồi uống trà, nghỉ ngơi hóng mát, tiếp khách quý hoặc làm bàn để viết thậm chí trở thành nơi ăn uống trong những ngày gia đình có cỗ… Bộ bàn ghế Trường Kỷ được rất nhiều gia đình ưa chuộng vì những ưu điểm của nó như đẹp và tiện lợi, đặc biệt ở những ngôi nhà cổ, nhà 3 gian hoặc ở những nhà thờ họ … Trường kỷ khi tiếp khách mà đông người có thể ngồi 3-4 người trên 1 ghế nên rất tiện lợi và đặc biệt khi ghép 02 cái ghế vào với nhau thì có thể dùng như 1 chiếc giường để nghỉ ngơi. Vậy trường kỷ là gì? Cách phân loại, phân biệt trường kỷ với phương kỷ và đoản kỷ như thế nào?
Xem thêm:
>>Chữ Thọ – Ý nghĩa của Chữ Thọ trong cuộc sống hàng ngày
>>Chữ phúc – Ý nghĩa chữ Phúc trong cuộc sống hàng ngày
>>Chữ Nhẫn – Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày
>>Tìm hiểu về tích Tứ Dân
Trường kỷ là gì ?
“Trường” nghĩa là: “Dài – Lâu – Tốt”, “Kỷ” nghĩa là: “ghế có lưng dựa” ngoài ra kỷ cũng có nghĩa là cái bàn nhỏ. Trường kỷ (hay còn gọi là Tràng kỷ) mà chúng ta đề cập đến ở đây là cái ghế dài có lưng dựa, thông thường ghế trường kỷ có chiều dài phổ biến từ 1,8 mét đến 2 mét.
Trường kỷ là loại ghế truyền thống của Việt Nam và một số nước khu vực Đông Nam Á nhưng kiểu dáng lại bị ảnh hưởng khá nhiều từ Trung Quốc, Trường Kỷ rất được ưa chuộng cả 3 miền của đất nước. Trải qua thời gian các nghệ nhân đã sáng tác ra nhiều mẫu mã và kiểu giáng khác nhau và được làm từ nhiều chất liệu như gỗ gụ, lim, trắc, hương, trẻ …nhưng về cơ bản bộ Trường kỷ gồm có 3 món (02 ghế dài và 01 bàn), ngoài ra có thể có thêm 1 hoặc 02 cái đôn (có nơi gọi là cái tíu).
Phân loại trường kỷ như thế nào?
Hiện nay có hai cách phân loại Trường kỷ phổ biến như sau:
Phân loại theo chất liệu:
Trường kỷ gỗ Gụ: Gỗ Gụ Việt Nam, Lào, Campuchia;
Trường kỷ gỗ Hương: Gỗ Hương Việt Nam, Lào, Nam Phi;
Trường kỷ gỗ Lim: Gỗ Lim Việt Nam, Lào, Nam Phi;
Trường kỷ gỗ Trắc: gỗ Trắc Việt Nam, Nam Phi;
Trường kỷ gỗ Cẩm;
Trường kỷ Tre.
Phân loại theo kiểu dáng:
Trường kỷ Tam Sơn, ngũ sơn;
Trường kỷ song Tiện;
Trường kỷ Huế;
Trường kỷ đục tích (Tích Tứ dân, tích tam quốc, văn vương cầu hiền…)
Trường kỷ tổ ong;
Trường kỷ trúc nho;
Trường kỷ cổ đồ
Trường kỷ tứ quý
Trường kỷ sen vịt