Ý nghĩa về Tranh vinh quy bái tổ
Vinh quy bái tổ là gì? Ý nghĩa, nét đẹp trong nghệ thuật đồ gốm
Vinh quy bái tổ là gì? Phong tục này là nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật làm gốm.Thông qua các tác phẩm gốm sứ tinh xảo, không chỉ là truyền thống ông cha truyền dạy mà còn mang những giá trị phong thủy, giáo dục sâu sắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về hình ảnh Vinh quy bái tổ.
Nguồn gốc phong tục Vinh quy bái tổ
Nội dung
Vinh quy bái tổ là tục lệ khi học trò dành được thành tích cao trong các kì thi Hương, Hội, Đình trở về quê hương để ra mắt người thân họ hàng, bái lạy tổ tiên.
Theo Thư tịch triều đại Việt Nam thì tục lệ này có từ thời nhà Lý năm 1335. Những người đỗ đạt ở Kinh Kỳ sẽ được ban cấp áo mũ, võng ngựa về quê hương bái tổ. Được ghi danh vào sử sách.
Theo sử sách, thư điển ghi lại thì vị trạng nguyên đầu tiên được vua ban lệ Vinh Quy Bái Tổ là Trạng Chiếu – Phạm Đôn Lễ. Phạm Đôn Lễ đỗ trạng nguyên năm 27 tuổi khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức 12 (1481) đời vua Lê Thánh Tông. Và có thể đây là giai đoạn tục mà phong tục chính thức ra đời ở nước ta.
Vinh quy bái tổ là gì?
Nếu xét ra về mặt nghĩa của ngôn từ, Vinh quy bái tổ là cụm từ giàu hàm ý. “Vinh” trong vinh danh, thành công, vinh hiển. “Quy” nghĩa là trở về quê hương, chốn cũ. “Bái” nghĩa là bái lạy, khái vấn. “Tổ” vừa mang nghĩa là tổ tiên, các thế hệ đi trước, vừa bao hàm cả ý nghĩa là nơi “chôn rau cắt rốn”.
Vậy Vinh Quy Bái Tổ có nghĩa là khi một người thành danh trong thi cử hay bất kì lĩnh vực nào đó. Họ sẽ quay về quê hương để bái lạy, diện kiến tổ tiên, gia đình.
Triều đại xưa thì vinh quy bái tổ thường chỉ dùng cho những người thi khoa cử đỗ đạt trở về quê hương. Ngày nay không chỉ là đỗ đạt thi cử, vinh quy bái tổ cũng được hiểu theo nhiều nghĩa rộng hơn.
Miễn là ai đấy thành danh, đem vinh quang về cho gia đình, quê hương, đất nước. Đóng góp cũng như cống hiến để xây dựng và phát triển đất nước.
Giới thiệu về nghi lễ Vinh quy bái tổ
Cảnh Vinh quy bái tổ thể hiện hình ảnh vị tân khoa được rước từ Kinh thành về quê bởi một đoàn hộ tống rất trang trọng “trống rong cờ mở”. Có đầy đủ cờ, lọng, chiên trống, lính dõng vác giáo, khiêng đồ…
Nghi lễ được sắp xếp tuần tự cờ quạt đi đầu tiên, đến cờ biển do vua ban tặng. Rồi mới đến trạng nguyên cưỡi ngựa có lọng che trên đầu. Vây quanh trạng nguyên thường là 4 lính hầu cầm quạt.
Khung cảnh miền quê hiện lên một cách dân dã, bình dị. Với cây đa, lũy tre, giếng nước, đình làng. Cùng tiếng hò reo chúc mừng của những người dân và những người có chức sắc khác nhau đứng đón ở cổng làng.
Người vinh quy có 4 nơi phải đến thực hiện nghi lễ bái tổ. Một là đình làng. Hai là nhà thờ tổ của dòng họ. Ba là trường học (thầy dạy). Bốn là nơi thờ tự của gia đình.
Ý nghĩa hình ảnh Vinh quy bái tổ
Có thể nói khung cảnh đoàn rước của Tân khoa bảng về quê bái tổ đã thể hiện đậm nét dấu ấn truyền thống Uống nước nhớ nguồn của người Việt.
Ý nghĩa, giá trị của “vinh quy bái tổ” trong đồ gốm sứ hay bất kì chất liệu nào luôn hiện hữu nguyên vẹn tinh thần của nó. Những người thành đạt hoặc gia chủ mong muốn công danh tiền đồ xán lạn thường treo tranh vinh quy bái tổ trong nhà.
Với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn nguồn cội, bức tranh thể hiện sự hiếu kính của bậc hậu bối với tiền nhân. Đồng thời là niềm tự hào của gia chủ bởi những cố gắng của bản thân.
Bên cạnh đó, vinh quy bái tổ còn mang ý nghĩa giáo dục hiếu học. Nhắc nhở các thế hệ con cháu phải chăm chỉ học hành để đem lại vẻ vang cho gia đình.
Những tấm tranh bằng gỗ đục chi tiết các cảnh trong vinh quy bái tổ